(Tác giả Đặng Xuân Xuyến, năm 1999) |
KIÊNG
KỴ KHI ĐẶT TÊN
*
Ngày 24 tháng 01 năm 2013, trên một status ở facebook,
tôi viết:
1. Mình thấy:
“- Những người tên
là LOAN nếu là nữ giới thì cơ bản là người sắc sảo (có phần đánh đá, ghê gớm)
và thường không gặp may mắn trong hôn nhân.
- Những người tên là HIỀN nếu là nữ giới thì cơ bản là
người không hiền (sắc sảo, đánh đá).
- Những người tên là XUYẾN thì dù là nam hay nữ cơ bản là
người đa ngôn và đĩ ngầm (Hihi… Riêng mình không rơi vào trường hợp này).
- Những người tên là HOA thì dù là nam hay nữ cơ bản là
người lành tính và ít nói (điều này ước chừng chỉ 60% thôi).
- Những người tên là HUỆ thì nếu là nam giới thì đa phần
là người thật thà, nếu là nữ giới thì cơ bản là người đánh đá, ghê gớm.
Mình dùng từ cơ bản vì không phải 100% là người như thế.
Mọi người cùng thử chiêm nghiệm (cả các tên khác nữa) xem
sao nhé.”
Nghĩ là viết vui vui, chắc chỉ vài người quan tâm tới mấy
dòng status đó nhưng không ngờ những comment, những messenger gửi tới khá
nhiều. Hôm nay, 24 tháng 01 năm 2019, facebook nhắc lại kỷ niệm “NGÀY NÀY CỦA 5
NĂM TRƯỚC”, đọc lại thấy hay hay, tôi tổng hợp, soạn thành bài hỏi đáp: KIÊNG
KỴ KHI ĐẶT TÊN, góp vui cùng Quý bạn đọc khi đón Xuân về.
* *
*
Đặng Xuân
Xuyến: Theo chiết tự thì chữ TUẤN hàm
nghĩa tuấn tú, khôi ngô. Đặt tên con trai là Tuấn mà chọn được những chữ kết
hợp hay sẽ cho một cái tên âm đọc rất vang. Ví dụ: Quốc Tuấn, Minh Tuấn, Hoàng
Tuấn,... hay Triệu Tuấn, Bách Tuấn âm đọc tuy hơi nặng so với các cách ghép
khác, nhưng tên hay và lạ ít người trùng.
Chữ Tuấn nếu dùng để làm tên đệm cũng rất hay, âm đọc
cũng rất vang, đều hàm ý mong muốn con trai mình sẽ nổi danh, thành tài: Ví dụ:
Tuấn Hưng, Tuấn Khanh, Tuấn Tú, Tuấn Thành, Tuấn Vũ...
Anh biết khá nhiều người tên Tuấn, cả nam và nữ nhưng đàn
ông tên Tuấn mỗi người mỗi vẻ nên khó tìm được điểm chung, còn phụ nữ tên Tuấn
anh đã gặp 5 người thì thấy họ đều giống nhau ở điểm: Mạnh mẽ, thẳng tính và
đường tình duyên tuy trục trặc ban đầu nhưng lại có được cuộc hôn nhân khá tốt.
Vì chỉ kiểm chứng có 5 người nữ giới tên Tuấn nên anh nghĩ đó có thể chỉ là sự
trùng hợp ngẫu nhiên.
Đặng Xuân
Xuyến: Theo chiết tự thì chữ HOÀNG
hàm nghĩa là vua (hoàng đế), là to lớn, rực rỡ. Dùng chữ này để đặt tên không
phải là ví con mình như một ông vua, mà mong muốn con mình một khả năng hơn
người, được thành đạt, phú quýt. Ví dụ: Văn Hoàng, Trường Hoàng, Đại Hoàng,
Minh Hoàng... Tuy vậy, cũng có một số người tránh đặt tên Hoàng cho con cái vì
sợ phạm phải húy (hoàng đế), đem lại những rắc rối, không thuận cho con cái sau
này.
Tên Hoàng cũng khá nhiều người đặt, cả nữ giới chứ không
chỉ riêng nam giới nhưng tên Hoàng cũng mỗi người mỗi vẻ nên khó đưa ra lời
nhận xét chung được.
Hoa Đăng: Tại sao anh cũng tên là Xuyến mà anh lại trừ anh ra? Còn người tên
Hoa, anh nói là hiền lành sao em lại nổi tiếng là đánh đá và nhiều chuyện ạ.
Đặng Xuân
Xuyến: Những người tên là HOA thì dù
là nam hay nữ cơ bản là người lành tính và ít nói (điều này ước chừng chỉ 60%
thôi). Như thế thì Hoa Đăng rơi vào 40% rồi. Còn tại sao Đặng Xuân
Xuyến không đa ngôn và đĩ ngầm thì có thể vì tên Đặng Xuân
Xuyến là tên thứ 2 của mình, Hoa Đăng à.
Đặng Xuân
Xuyến: Tên trên giấy khai sinh của mình là Đặng Thành Xuân. Năm lên 5 tuổi, bà
mợ (mợ của mẹ) đổi tên là Đặng Xuân Xuyến vì tên Xuân trùng với tên Cụ của ông
cậu (cậu của mẹ).
1. Theo ngũ hành thì Tý thuộc hành Thủy, Thủy khắc Hỏa,
vì vậy tránh những tên gọi có liên quan đến bộ Hỏa như: Bính, Yên, Nhiên, Diệu,
Hùng, Yến, Lan… khi đặt cho người tuổi Tý.
2. Tuổi Tý xung khắc với tuổi Ngọ, tuổi Mùi, nên những
tên có chứa chữ Ngọ hoặc bộ Dương như: Mã, Tuấn, Trúc, Dương, Thiện, Mỹ, Tường…
cần tránh.
3. Chuột thường hoạt động về đêm nên những chữ có liên
quan đến bộ Nhật (ban ngày) hay ánh sáng như: Nhật, Đán, Tuân, Minh, Xuân, Tấn…
không tốt với người tuổi Tý nên cũng cần tránh.
Tuyet Nguyen: Đặng Xuân
Xuyến bà đặt tên cho anh thật hả? Giờ em mới biết đấy. Cơ mà
sao lại đặt tên này hả anh, phải có lí do chứ?
Đặng Xuân Xuyến: Ừ. Tên trên giấy khai sinh của anh là Đặng Thành
Xuân, giờ có cô Gái (cụ Chuân), chị Xuyên (bác Cầm) và anh Chỉ (cậu Cử) thi
thoảng vẫn gọi anh là Xuân. Năm anh 5 tuổi, một lần theo Mẹ ra nhà bác Đề, gặp
Bà ở nhà cậu Kế đi về, chỗ ao nhà bác Sóc, giờ là đất của Bích nhà dì Trật. Mẹ
anh bảo: - Xuân chào Bà đi con. Thì Bà mắng Mẹ anh là sao lấy tên Cụ Kỵ đặt cho
con mình. Mẹ anh rối rít xin lỗi Bà vì không biết rồi nhờ Bà đặt tên mới cho
anh. Bà bảo: - Anh nó là Sao thì nó là Xuyến.
Tuyet Nguyen: Đặng Xuân
Xuyến bà Nội quả là bá đạo! Bà vẫn giữ nguyên tên gốc cho
anh, chỉ là chuyển thành tên đệm thôi. Em thì thiệt thòi, chẳng biết mặt bà nội.
Đức Tuấn: Chữ Minh có nghĩa gì hả anh Đặng Xuân
Xuyến
Đặng Xuân
Xuyến: Theo chiết tự thì chữ MINH có
hàm nghĩa: Trong sáng, minh bạch, thông minh. Chữ Minh có thể đặt tên cho cả
con trai và con gái nhưng phân biệt con trai và con gái ở tên đệm. Chẳng hạn,
con gái có thể đặt tên là Hồng Minh, Phương Minh... nhưng là con trai thì phải
chọn những chữ ghép cho phù hợp với giới tính nam, ví dụ: Quang Minh (Quang
cũng có nghĩa là sáng, hai chữ cùng bổ sung cho nhau làm cho tên gọi trở nên ý
nghĩa sâu sắc hơn), Nhật Minh (Nhật có nghĩa là mặt trời và cũng hàm nghĩa của
ánh sáng giữa thanh thiên bạch nhật), Hoàng Minh (mong muốn con mình là người
thành đạt và vẫn giữ được sự sáng suốt, minh bạch), Công Minh (chỉ người thông
minh, khôi ngô, tuấn tú).
Ngọc Nhi: Tên Nhi thì sao ạ? Em không hỏi tên em là Ngọc Nhi
mà hỏi cho bạn em là Nguyễn Trần Văn Thị Uyển Nhi ạ.
Đặng Xuân
Xuyến: Nói đến chữ NHI là nói
đến sự nhỏ bé, nhu mì, dịu dàng, cần được che chở... nhưng với Nguyễn Trần Văn
Thị Uyển Nhi, bạn em, thì đến gã đàn ông bặm trợn nhất cũng phải ngã mũ từ xa
vái chào khí phách nghênh ngang, cuồng loạn của em ấy thì Đặng Xuân
Xuyến anh đâu dám “bói”?!
1. Trâu (Sửu) là loài động vật ăn cỏ, không ăn thịt nên
những chữ thuộc bộ Tâm, chỉ thịt hoặc việc ăn thịt như: Tâm, Chí, Trung, Hằng,
Huệ, Ái, Ý, Tuệ, Hoài… thì nên tránh.
2. Sửu xung khắc với tuổi Mùi, tuổi Ngọ nên những chữ thuộc
bộ Dương, bộ Mã, như: Thiện, Nghĩa, Tường, Nghi, Tuấn, Sính, Phùng, Hạ, Hồng,
Nam, Lạc… nên loại bỏ.
3. Trâu phải cày ruộng vất vả, còn bị làm vật tế lễ, nên
những chữ có chứa các bộ như Sơn, Cân, Đa, Y, Thái, Thị, Hệ như: Minh, Vương,
Xuân, Tri, Phong, Cương, Linh, Trân, Châu, Anh, Lý, Mai, Chương, Hoàn. Thái,
Nhan, Lục, Phúc, Lễ, Cầu, Tường… hoặc những chữ thuộc bộ Vương, Ngọc, Đại,
Trưởng, Quán… nên tránh.
Xuân Diệu: Anh ơi người tuổi Dần thì đặt tên nên kiêng gì ạ.
Đặng Xuân
Xuyến: Hổ là chúa tể của rừng xanh nên tín ngưỡng dân gian kiêng kỹ tuổi DẦN hơn
các tuổi khác.
Cụ thể:
1. Dần xung khắc với Thân nên khi đặt tên cho người tuổi
Dần cần tránh những từ thuộc bộ Thân, bộ Viên như: Thân, Viên, Viễn, Viện…
2. Dần tương khắc với Tỵ nên những chữ thuộc bộ Quai xước
- tượng hình như con rắn - như: Tuần, Tấn, Phùng, Thông, Liên, Tiến, Đạo, Đạt,
Vận, Thiên, Tuyển, Hoàn, Vạn, Na, Thiệu, Đô, Diên, Đình, Xuyên, Hồng, Thục,
Điệp, Dung, Vĩ, Thuần… nên tránh dùng.
3. Hổ được ví là “chúa tể của rừng xanh”, sống nơi rừng
sâu núi thẳm, vắng bóng người nên cần tránh những chữ thuộc bộ Nhân, bộ Sách,
bộ Quang như: Nhân, Giới, Kim, Đại, Trượng, Tiên, Tráng, Trọng, Doãn, Bá, Hà,
Tác, Ý, Bảo, Tuấn, Luân, Kiệt, Kiều, Đắc, Luật, Đức, Nhật, Đán, Tinh, Minh,
Vượng, Xuân, Ánh, Tấn, Thời, Yến, Tính, Huân… nên kỵ.
4. Hổ xuống đồng bằng sẽ mất quyền năng của chúa tể rừng
xanh nên những chữ thuộc bộ Thảo, bộ Điền như: Phương, Hoa, Vân, Chi, Phạm, Hà,
Anh, Danh, Trà, Vinh, Bình, Như, Thanh, Cúc, Lệ, Dung, Vi, Cương… cũng nên tránh.
5. Hổ nhe nanh là biểu thị sự chẳng lành nên những chữ
thuộc bộ Khẩu như: Đài, Khả, Thượng, Đồng, Hợp, Hậu, Cát, Như, Hòa, Đường,
Viên, Thương, Hỉ, Gia, Quốc, Viên, Đoàn… cũng nên loại bỏ.
6. Hổ và rồng luôn tranh đấu (long hổ quần hùng), vì vậy
những chữ thuộc bộ Long, Thìn, Bối như: Thìn, Long, Trinh, Tài, Quý, Phú,
Thuận, Nhan… nên tránh.
7. Hổ bị giam giữ trong nhà sẽ mất hết uy phong, nên
những chữ thuộc bộ Môn như: Nhàn, Nhuận, Lan… cũng cần tránh.
8. Hổ phải to, khỏe mới có được vẻ oai phong, lẫm liệt vì
vậy những từ biểu thị nghĩa nhỏ, yếu như: Tiểu, Thiếu, Út, Nhỏ, Nhị, Khuyết,
Nhỡ... cũng nên loại bỏ khi đặt tên cho người tuổi Dần.
Chắc chú tuổi Dần, phải không Xuân Diệu?
Đặng Xuân
Xuyến: Anh biết ít người tên DIỆU mà chỉ biết sơ sơ, thậm chí chỉ trên mạng xã hội như anh với Xuân Diệu
nên bó tay chấm com.
Đặng Xuân
Xuyến: Bạn đã biết nhiều người tên VƯƠNG chưa? Mình thì biết ít lắm. Mà những người bạn tên Vương của
mình lại không có gì đặc biệt nên thật sự mình cũng bó tay chấm com, Linh Vương
à.
1. Theo văn hóa người Việt Nam ta thì năm Mão là năm con
mèo và con vật này còn gọi là Nguyệt Thố, vì vậy nên tránh những chữ thuộc bộ
Nhật, bộ Dương như: Nhật, Minh, Xuân, Vượng, Tấn, Thời, Yến, Hiệp, Tình, Huân…
2. Mèo là loài động vật nhỏ nếu xưng danh là “Đại” hay
“Vương” sẽ trái với quy luật của tự nhiên nên những từ chỉ sự to lớn như: Đại,
Quan, Vương, Vĩ, Nhất, Thủ, Thượng... không thích hợp đặt tên cho người tuổi
Mão.
3. Mão xung khắc với Thìn, Dậu nên những chữ thuộc bộ
Thìn, Long, Bối, Dậu, Tây, Kê như: Thìn, Long, Ý, Dậu, Tô, Vũ, Phượng, Diệu,
Kim, Hoàng, Ngân, Nhuệ, Cẩm, Kính, Thiết, Trung… nên tránh.
Ngoài ra, khi đặt tên cho người tuổi Mão cần tránh dùng
chữ thuộc bộ Nhân như: Nhân, Đại, Tiên, Trọng, Bá, Đán, Liên, Hà, Hựu, Sử,
Tuấn, Hiệp, Bội, Giai, Luân, Trực, Tuyền, Nghi, Kiệt, Vĩ, Kiều, Lệ.
Đặng Xuân
Xuyến: Về độ đẹp trai, sát gái của người đàn ông tên LONG thì thật khó nói vì những người tên Long mình đã biết lại mỗi
người mỗi vẻ, người lắm gái theo nhưng người đã ngoài 30 tuổi mà vẫn chưa biết
yêu là gì. Còn Phụ nữ tên Long, mình đã gặp mấy người, họ đều là những người
mạnh mẽ, thẳng tính, sống có trước có sau. Nhưng chỉ mấy người e sẽ khiên
cưỡng.
Đặng Xuân
Xuyến: Thìn được coi là Rồng, một trong 4 con vật linh thiêng, quyền quý nên
tuổi THÌN, tín ngưỡng dân gian kiêng
kỵ kỹ hơn các tuổi khác.
Cụ thể:
1. Thìn xung khắc mạnh với Tuất, Mão, Sửu, Mùi nên những
chữ thuộc bộ Dương, hoặc có chứa chữ Tuất, Khuyển, Mão như: Thành, Quốc, Mậu,
Hiến, Tưởng, Tuất, Hoạch, Uy, Mão, Liễu, Dương, Tường, Thiện, Nghĩa, Dưỡng,
Khương… không nên dùng.
2. Thìn và Dần là "Long Hổ Giao Đấu" nên những
chữ thuộc bộ Sơn, Cấn, Dần… như: Sơn, Phát, Cam, Đại, Cương, Ngạn, Động, Phong,
Đảo, Tuấn, Luân, Côn, Lĩnh, Nhạc, Lương, Dần, Diễn, Loan, Lam, Ngà, Đồng, Dân,
Lang, Hổ, Hiệu… đều nên tránh.
3. Những chữ thuộc bộ Khẩu dễ gây liên tưởng đến sự vây
hãm, trói buộc, tù túng, như: Khả, Triệu, Sử, Hữu, Danh, Hợp, Hậu, Chu, Trình,
Đường, Viên, Thương, Thúc, Hỉ, Gia, Hướng, Hòa… cần loại bỏ.
4. Những chữ dễ liên tưởng đến rắn hoặc những vật nhỏ bé,
thuộc các bộ Xước, Cung, Xuyên, Ấp, Tỵ, Tiểu, Thiếu như: Nguyên, Sung, Quang,
Tiên, Khắc, Đệ, Cường, Trang, Cung, Hoằng, Cảng, Tuyển, Châu, Huấn, Tuần,
Thông, Liên, Tạo, Tiến, Đạt, Đạo, Vận, Viễn, Bang, Lang, Đô, Hương, Quảng,
Trịnh, Đặng, Tiểu, Thượng, Tựu, Thiếu…nên kỵ.
5. Rồng phải bay lượn mới thực là rồng nên những chữ
thuộc bộ Miên gồm: Gia, Tự, Thủ, Tông, Định, Nghi, Cung, Dung, Phú, Ninh, Bảo,
Khoan… chỉ việc ở trong nhà, cũng không thích hợp cho người tuổi Thìn.
6. Rồng là linh vật cao quý của trời xanh nên những tên
thuộc bộ Thảo, bộ Điền như: Thảo, Ngải, Phương, Hoa, Đài, Phạm, Anh, Trà, Thái,
Diệp, Lan, Phan, Điền, Thân, Do, Giới, Lưu, Đương, Hoàng, Huệ… chỉ đồng cỏ,
ruộng nương đều không hợp với người tuổi Thìn.
7. Rồng là linh vật thanh tao, không ăn thịt nên những
chữ thuộc bộ Tâm, Nhục như: Ân, Tình, Khánh, Hoài, Ứng… nên tránh.
Duc Thang: Anh Đặng Xuân
Xuyến ơi, thế con gái tên là Tuyến thì sao?
Đặng Xuân
Xuyến: Anh thấy những người tên TUYẾN,
dù nam hay nữ thì đều là người đa ngôn.
Duc Thang: Có chính xác không anh
Đặng Xuân
Xuyến: Đấy chỉ là chiêm nghiệm của anh với những người tên là Tuyến mà anh
đã biết, Duc Thang à.
Duc Thang: Thế những người tên là Tùng ạ?
Đặng Xuân
Xuyến: Anh biết khoảng mười người tên TÙNG,
chỉ biết thôi chứ không thân nên khó nhận xét. Nhưng hầu như những người tên
Tùng anh đã biết thì thường là người kén bạn, luôn tạo sự khác biệt với người
xung quanh. Với lại, chỉ hơn mười người thì kết luận e sẽ thiếu chuẩn xác.
Duc Thang: Anh cho em hỏi, tuổi Tỵ kiêng đặt tên thế nào?
Đặng Xuân
Xuyến: Tuổi TỴ có mấy lưu ý khi đặt
tên như sau:
1. Tỵ xung, khắc với Hợi, Dần nên những chữ gợi liên
tưởng tới Lợn (Hợi), Hổ (Dần) như: Tượng, Hào, Dự, Gia, Nghị, Duyên, Xứ, Hiệu,
Lương, Sơn, Cương… nên tránh.
2. Rắn thường sống ở hang và hoạt động về đêm nên những
chữ thuộc bộ Nhật như: Tinh, Đán, Tảo, Minh, Tình, Huy, Trí, Thời, Hiểu, Thần,
Diệu, Yến, Tấn, Nhật… cần kỵ.
3. Thành ngữ có câu: “Đánh rắn động cỏ”, nên những chữ
thuộc bộ Thảo như: Ngải, Chi, Giới, Hoa, Linh, Phương, Anh, Nha, Thảo, Liên,
Diệp, Mậu, Bình, Hà, Cúc, Hóa, Dung, Lệ, Vi, Huân… nên tránh.
4. Theo Ngũ hành thì Tỵ thuộc Hỏa, Tý thuộc Thủy, Thủy -
Hỏa tương khắc nên những chữ thuộc bộ Thủy như: Thủy, Cầu, Trị, Giang, Quyết,
Pháp, Tuyền, Thái, Tường, Châu, Hải, Hạo, Thanh, Hiếu, Tôn, Quý, Mạnh, Tồn…
cũng cần loại bỏ.
5. Rắn không thích gặp người nên những chữ thuộc bộ Nhân
như: Nhân, Lệnh, Đại, Nhậm, Trọng, Thân, Hậu, Tự, Tín, Nghi, Luận, Truyền…nên
không dùng.
Ngoài ra, rắn là loài động vật ăn thịt, không thích những loại ngũ cốc nên những chữ thuộc bộ Mễ, Đậu, Hoà, như: Tú, Thu, Bỉnh, Khoa, Trình, Tích, Mục, Lê, Thụ, Đậu, Phấn, Mạch, Lương… cần kỵ.
Ngoài ra, rắn là loài động vật ăn thịt, không thích những loại ngũ cốc nên những chữ thuộc bộ Mễ, Đậu, Hoà, như: Tú, Thu, Bỉnh, Khoa, Trình, Tích, Mục, Lê, Thụ, Đậu, Phấn, Mạch, Lương… cần kỵ.
Sâm Sờ Soạng: Chú ơi thế cháu Sâm ạ :D
Đặng Xuân
Xuyến: Tên và hình cháu chọn làm đại diện đã tự nói ra tính cách (sẽ quyết
định số phận) của cháu rồi mà Sâm Sờ Soạng.
Đặng Xuân
Xuyến: Tên nào thì cháu vẫn là Sâm Sờ Soạng mà?!
Sâm Sờ Soạng: Tên thật mới dùng để bói chớ ai dùng mấy cái
tên hoa mĩ hay có phần quá khích như tôi đem đi bói bao giờ =)))
Chú ơi thế người tuổi Ngọ đặt tên kiêng những gì ạ?
Đặng Xuân
Xuyến: Đặt tên cho người tuổi NGỌ nên
lưu ý mấy điểm sau:
1. Sửu và Ngọ là hai tuổi lục hại nên những liên tưởng
đến chữ Sửu như: Khiên, Sinh, Sản… nên kiêng.
2. Ngọ thuộc hành Hỏa nên những chữ liên quan đến hành
Thủy thuộc bộ Tý, Thủy, Nhâm, Băng, Quý, Bắc... như: Thủy, Vĩnh, Băng, Cầu,
Quyết, Hà, Sa, Quyền, Thái, Dương, Trị, Pháp, Tân, Hồng, Hải, Hán, Lâm, Hiếu,
Mạnh, Học, Tự, Quý, Tuyết, Hà… nên tránh.
3. Cỏ là lương thực quan trọng với Ngựa, nên những chữ
gợi đến lúa gạo, thịt thuộc bộ Mễ, Nhục, Tâm như: Phấn, Tinh, Quý, Chí, Tư,
Huệ, Niệm, Tính, Khánh, Hoài, Ý, Cao, Dục, Hựu… đều không nên chọn.
4. Ngựa phải đi kéo cày là bị hạ bệ địa vị nên dùng những
chữ thuộc bộ Điền như: Phú, Sơn, Nam, Điện, Giới, Đơn, Lưu, Cương, Đương… cũng
cần tránh.
5. Ngựa thích tự do, không quen chạy đường núi nên những
chữ thuộc bộ Sơn hoặc những chữ gợi đến ý nghĩa cưỡi, quản thúc, như: Kỳ, Cơ,
Kỵ, Nhạc, Đại, Dân, Tuấn, Côn, Tung… đều nên tránh dùng.
Ngô Tiến Vinh: Chú ơi thế tuổi Trâu cần kiêng đặt tên như thế nào
ạ?
Đặng Xuân
Xuyến: Cháu có phải tuổi Sửu đâu Ngô Tiến Vinh?
Ngô Tiến Vinh: Cháu hỏi cho ông anh chỗ cơ quan chị cháu ạ.
Đặng Xuân
Xuyến: Theo chiết tự thì chữ VINH có
hàm nghĩa: Vẻ vang, tươi tốt. Tuy chữ “Vinh” không được mạnh mẽ như các chữ:
Mạnh, Cường, Hùng, Dũng... nhưng lại có nhiều chữ làm tên đệm để có một tên
hay, như: Thành Vinh, Quang Vinh, Công Vinh, Tiến Vinh, ...
Phuongloan
Pham:
Em tên Loan, nghe anh nói thế em sợ quá.
Đặng Xuân
Xuyến: Anh có mối quan hệ khá thân mật, gần gũi với gần 30 người tên là LOAN, thì quả thật họ đều là người sắc
sảo (có phần còn đánh đá) nhưng hạnh phúc lứa đôi của họ đều gặp trắc trở,
không hoàn mỹ. Nhưng anh tin cái gì cũng có trường hợp ngoại lệ, nên em, Phuongloan
Pham, sẽ là trường hợp ngoại lệ.
Lương Hồng
Huyên: Vậy còn người tên Huyền thì sao hả anh?
Đặng Xuân
Xuyến: Anh thấy những người có tên là HUYỀN
thì thường đường tình duyên của họ hay gặp trắc trở, mặc dù hình thức và trí
tuệ của họ khá ổn. Anh tin và mong Honghuyen
Luong sẽ may mắn và hạnh phúc.
Lương Hồng
Huyên: Anh ơi đặt tên cho người tuổi Mùi thì kiêng những gì ạ?
Đặng Xuân
Xuyến: Khi đặt tên cho người tuổi Dê, tức MÙI, cần lưu ý mấy điểm sau:
1. Theo tín ngưỡng dân gian, dê là một trong ba loài
thường được dùng làm vật hiến tế nên những chữ gợi tới những sắc phục đẹp đẽ
thuộc bộ Đại, Quân, Vương, Đế, Trưởng, Thị, Cân, Sam, Y, Mịch... nên tránh.
2. Tuổi Mùi tương xung với tuổi Sửu, tương hại với tuổi
Tý, không hợp với tuổi Tuất nên các chữ thuộc bộ Tý, Sửu, Ngọ, Khuyển như: Mâu,
Mục, Khiên, Long, Sinh, Khổng, Tự, Tồn, Hiếu, Mạnh, Tôn, Học, Lý, Hài, Du,
Hưởng, Tuất, Thành, Quốc, Tịch, Do, Hiến, Hoạch… nên tránh.
3. Dê ăn cỏ, không ăn thịt, ít uống nước nên những chữ
thuộc bộ Tâm, Nhục, Thủy như: Đông, Băng, Trị, Chuẩn, Tuấn, Vĩnh, Cầu, Tân,
Hải, Hàm, Hán, Hà, Nguyên, Tất, Nhẫn, Chí, Niệm, Tính, Trung, Hằng, Tình,
Tưởng, Hào, Tư, Hồ, Năng… cần kỵ.
Ngoài ra, những tên khác cũng cần tránh đặt tên cho người
tuổi Mùi, như: Thiên, Thái, Phu, Di, Giáp, Hoán, Dịch, Mai, Trân, Châu, Cầu,
San, Hiện, Lang, Sâm, Linh, Cầm, Lâm, Kì, Chi, Chúc, Tường, Phúc, Lễ, Hi, Lộc,
Thị, Đế, Tịch, Sư, Thường, Bạch, Đồng, Hình, Ngạn, Chương, Ảnh, Viên, Bùi,
Biểu, Hệ, Tư, Thống, Tông…
Đặng Xuân
Xuyến: Chữ PHÚC theo chiết tự có nghĩa là được hưởng phúc đức,
hạnh phúc. Người ta đặt tên con là Phúc là mong con cái mình sau này sẽ sống
hạnh phúc và được hưởng giàu sang, phú quý.
Chữ Phúc được cả 2 giới nam và nữ chọn đặt tên nhưng tôi không
đưa ra lời nhận xét chung về tên Phúc được vì không tìm thấy điểm chung ở họ.
Hoà Thân: Anh giờ xem cả bói nữa hả? Thế người tuổi Thân thì đặt
tên thế nào ạ?
Người tuổi THÂN
có mấy lưu ý khi đặt tên như sau:
1. Theo ngũ hành, Thân thuộc hành Kim, nên những chữ
thuộc các bộ Kim, Dậu, Đoài, Mãnh, Điểu, Nguyệt như: Quân, Cẩm, Ngân, Xuyến,
Minh, Nhuệ, Phong, Cương, Chung, Ích, Mạnh, Thịnh, Bàn…nên tránh.
2. Khỉ thích phá hoại các loại ngũ cốc nên những chữ
thuộc bộ Hòa, Mạch, Tắc, Mễ, Điền, Cốc như: Do, Giới, Thân, Nam, Đương, Phan,
Khoa, Thu, Đạo, Chủng, Tùng, Tú, Bỉnh, Đường, Tinh, Lương, Lượng… nên loại bỏ.
3. Thân trực xung Dần và lục hại với Hợi nên những chữ có
liên quan tới các con giáp trên, như: Dần, Xứ, Hổ, Báo, Lư, Hiệu, Hợi, Tượng,
Gia, Duyên, Hào, Mạo… cần tránh.
4. Những chữ khó mang ý nghĩa tốt đẹp cho người tuổi
Thân, thuộc bộ Khẩu như: Huynh, Cát, Hòa... đều mang ý nghĩa bị kìm hãm. Các
chữ như Quân, Tướng, Đao, Lực... cũng nên tránh.
Đặng Xuân
Xuyến: Đàn ông tên HÒA
anh biết không nhiều, quan hệ cũng chỉ ở mức xã giao nên rất khó trả lời. Nhưng
trong số 9 người tên Hòa anh biết thì đến 6 người đường con cái thuộc diện thiểu
nam đa nữ.
Huỳnh Trọng Bình: Hì
hì.... Thầy phán cho tuổi của em là cầm tinh con gà thì đặt tên phải tránh
những gì?
1. Dậu thuộc phương Tây trực xung Mão thuộc phương Đông
và lục hại với Tuất nên những chữ thuộc bộ Mão, Nguyệt, Khuyển, Tuất... như:
Đông, Nguyệt, Trạng, Do, Hiến, Mậu, Thành, Thịnh, Uy, Liễu, Miễn, Dật, Khanh,
Trần, Bằng, Thanh, Tình, Hữu, Lang, Triều, Kỳ, Bản… nên tránh dùng cho người
tuổi Dậu.
2. Dậu thuộc hành Kim, kỵ Hỏa nên những chữ thuộc bộ
Kim, bộ Hỏa như: Lửa, Nóng, Hỏa, Viêm, Diêm, Ngã, Ngân, Linh, Chung, Trấn,
Thân, Thu, Tây, Đoài, Dậu… nên tránh.
3. Gà không ăn thịt nên những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục như:
Tất, Nhẫn, Chí, Trung, Niệm, Tư, Hằng, Ân, Cung, Du, Huệ, Ý, Từ, Tuệ, Năng, Hồ,
Hào, Dục… nên kiêng.
4. Gà thường bị giết làm đồ tế lễ nên những chữ thuộc bộ
Đại, Quân, Đế, Vương như: Phu, Giáp, Mai, Dịch, Kỳ, Hoán, Trang, Ngọc, Mân,
San, Châu, Trân, Cầu, Lý, Hoàn, Thụy… nên kiêng dùng.
5. Người tuổi Dậu không hợp với những tên gọi có nhiều
chữ Khẩu, hoặc chữ có chân rẽ như: Phẩm, Dung, Quyền, Nghiêm, Ca, Á, Hỉ, Cao,
Hình, Văn, Lượng, Nguyên, Sung, Công, Khắc, Quang, Luyện… nên tránh.
Ngoài ra, người tuổi Dậu khi đặt tên cũng cần tránh những
chữ như: Mịch, Thị, Lực, Thạch, Nhân, Hổ, Thủ, Thủy, Tý, Hợi, Bắc, Băng… bởi
những chữ đó dễ gây bất lợi cho vận mệnh và sức khỏe của người được đặt tên.
Bảo Nguyên: Anh ơi tên Cường và tên Mạnh thì thế nào ạ?
Đặng Xuân
Xuyến: Chữ CƯỜNG theo
chiết tự có nghĩa là mạnh mẽ, cứng rắn, là phát triển đi lên. Người ta đặt tên
con trai là Cường (Văn Cường, Cao Cường, Mạnh Cường, Chí Cường, Tự Cường, Kiên
Cường, Quốc Cường... ) để mong con mình mạnh mẽ, sự nghiệp vững vàng..
Còn chữ MẠNH
theo chiết tự có nghĩa là sự mạnh mẽ, khỏe mạnh, cương cường. Dùng chữ Mạnh để
đặt tên cho con trai, có thể kết hợp với những chữ có ý nghĩa tương đương sẽ
làm cho ý nghĩa của tên sâu sắc hơn, ví dụ: Duy Mạnh (thông minh và mạnh mẽ).
Đức Mạnh (vừa có tài vừa có đức).
Mạnh Già: Em cũng tên Mạnh sao không được mạnh mẽ, cương
cường.
Đặng Xuân
Xuyến: Thằng em này! Từ 2 bàn tay trắng, Nam tiến lập nghiệp, công
ty đã đặt mấy chi nhánh ở các tỉnh miền Tây, miền Đông. Thế là được rồi còn ỉ
ôi gì, Mạnh Già?
Mạnh Già: Anh giờ vẫn sống ở Nguyễn Văn Trỗi à?
Mạnh Già: Vâng. Em còn muốn về thăm làng Đá nữa, anh Đặng Xuân
Xuyến.
Bảo Nguyên: Anh ơi thế người tuổi Tuất thì kiêng đặt tên những gì ạ?
1. Tuất thuộc hành Thổ, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy nên
những tên thuộc bộ Mộc hoặc Thủy như: Lâm, Tài, Sâm, Lý, Thôn, Đỗ, Đông, Tùng,
Chi, Liễu, Cách, Mai, Thụ, Quyền, Cơ, Thủy, Băng, Bắc, Hợi… nên tránh.
2. Chó thích ăn thịt, không thích ăn những loại ngũ cốc
nên những chữ thuộc bộ Hòa, Mễ, Mạch, Đậu, Lương như: Tú, Khoa, Trình, Đạo, Tô,
Túc, Lương, Mễ, Khải, Phong, Diễm, Thụ… cần kiêng kỵ.
3. Tuất và Thìn đối xung trong trục Thiên La Địa Võng (Thìn,
Tuất, Sửu, Mùi) nên những chữ như: Thiện, Nghĩa, Muội, Mĩ, Thần, Thìn, Chân,
Bối, Cống, Tài, Hiền, Quý, Tư, Phú, Chất, Dậu, Triệu, Điều, Đoài, Tây, Kim,
Phi, Tường, Tập, Diệu, Hàn, Địch, Hùng, Độc, Hồ, Do, Mãnh… cần loại bỏ.
Ngoài ra, tên của người tuổi Tuất cũng nên tránh những
chữ gợi lên tưởng đến mặt trời như: Húc, Chỉ, Côn, Xương, Tinh, Thị, Minh,
Xuân, Tình, Trí, Hiểu, Thời, Dịch…
Đặng Xuân
Xuyến: Thưa cô! Tên HƯƠNG
mỗi người mỗi vẻ nên cháu khó đưa ra nhân xét chung được. Nhưng cháu thấy, khá nhiều
người tên Hương cháu quen là người biết sống, cô ạ!
1. Hợi và Tỵ là lục xung nên những bộ chữ chỉ rắn hoặc
gây liên tưởng đến rắn như: Tỵ, Xước, Ất, Ấp, Nhất, Xuyên, Cung, Tấn, Nghênh,
Cận, Tiến, Liên, Tạo, Tuyển, Diên, Kiến, Dật, Thông, Bang, Hương, Lang, Đô,
Đặng, Trịnh, Thai, Na, Xuyên, Châu, Tam, Nhân, Dã, Cửu, Mật, Hồng, Nga, Cung,
Điệp, Dung, Dẫn, Hoằng, Huyền, Đệ, Cường, Trương, Bật, Phong, Phượng, Kỉ, Dị,
Hạng… nên tránh.
2. Hợi và Thân là tương hại nên những chữ có liên quan
đến con Khỉ như: Thân, Viên, Hầu, Cửu, Viễn, Vượn, Khí… nên loại bỏ.
3. Lợn là một trong ba con vật dùng để hiến tế nên những
chữ thuộc các bộ Vương, Quân, Trưởng, Đế, Đại (nghĩa: to lớn, trưởng thành)
hoặc bộ Thị (nghĩa: tế tự) như: Ngọc, Cầm, Mai, Linh, Cầu, Châu, Trân, Lý, Anh,
Thụy, Mã, Thiên, Di, Kỳ, Quân, Đế, Vương, Tướng, Soái, Chủ, Xã, Tự, Kì, Chi,
Tường, Lộc, Phúc, Lễ, Hi… cần tránh.
4. Trước khi bị hiến tế, lợn được tô điểm đẹp đẽ. Vì thế,
những chữ thuộc bộ Sam, Cân, Y, Thái, Mịch, Thị - thể hiện sự chải chuốt cho
đẹp đẽ như: Hình, Đồng, Ngạn, Chương, Ảnh, Thị, Phàm, Hi, Tịch, Thường, Tố,
Hồng, Ước, Cấp, Duyên, Hệ, Kế, Sam, Trang, Bổ, Bùi, Thường… cần kiêng kỵ.
Ngoài ra, những chữ như: Đao, Lực, Kỷ, Thạch, Hiền, Tân,
Thưởng… cũng nên tránh.
* *
*
Thưa Quý Bạn Đọc!
Thưa Quý Tác Giả!
Trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, xin gửi tới Quý vị lời chúc
mừng năm mới! Chúc Quý vị một năm KỶ HỢI ĐẮC LỘC - ĐẮC TÀI - VẠN SỰ NHƯ Ý!
*.
Hà Nội, 24 tháng 01 năm 2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét