ĐỌC ‘TÒ HE’
THƠ ĐẶNG
XUÂN XUYẾN
*
TÒ HE
- tặng 1 người em -
.
Phút trải lòng
đăng ngắt
Điếng lòng người
lặng nghe
Thương nửa đời nén
chặt
Nhốt hồn trong xác
ve.
.
Chiều cuối ngày
nắng quắt
Dụ hồn nhập Tò He.
*.
Hà Nội, chiều 14 tháng 9.2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tò
He (còn từng được gọi là con giống bột) là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em
Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian chẳng
biết có còn hay không, vì các nơi đô thị không thấy nữa Nặn tò he xuất hiện
không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền nông thôn sáng tạo.
Ban
đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình
thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... Một số vùng tại miền Bắc,
người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật,
người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành
mâm cỗ để đi chùa dâng cúng.
Sản
phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thật và có pha thêm chút đường nên có
thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét
chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người
ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".
Trước
khi bàn đến bài thơ “Tò He”
của Đặng Xuân Xuyến, một bài thơ nói đến thứ âm nhạc bình dân đã làm “Điếng lòng người lặng nghe”, Châu Thạch
tôi xin đề cập qua về một số trường hợp thơ có đề cập đến thứ âm nhạc thượng
lưu:
Trong
Truyện Kiều, Nguyễn Du nhiều lần nhắc đến việc Kiều đánh đàn. Bốn lần Kiều đánh
đàn có bốn hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau, cũng làm “Điếng lòng người lặng nghe” bởi tâm trạng yêu đương và đau khổ của
nàng.
Nhà
thơ Lý Bạch thời Đường cũng có bài thơ “Thính
Thục Tăng Tuấn Đàn Cầm” dịch là “Nghe
Sư Thục Gảy Đàn Cầm” đã biểu lộ những tình cảm biến thiên làm cảm hóa
lòng người, đem sự thánh thoát khai sáng triết lý sâu xa cho trí tuệ. Bài thơ
được Hải Đà phỏng dịch như sau:
Thục Tăng ôm chiếc đàn cầm
Từ phương Tây xuống đến gần Nga My
Vì ta gảy khúc trúc ty
Nghe như tùng bách thầm thì dưới khe
Nước trôi rũ sạch lòng mê
Sương rơi huyền ảo vọng về tiếng chuông
Núi xanh phủ bóng chiều buông
Mây thu lớp lớp chập chùng mênh mang
“Tỳ Bà Hành” của Bạch Cư Dị, một
trong những thi nhân nổi tiềng của Trung Quốc cũng sống thời nhà Đường, với
trường thi dài 616 chữ đã miêu tả nghệ thuật tấu đàn cao siêu cùng cuộc đời
truân chuyên của người ca kỷ. Xin trich một đoạn dịch về tiếng đàn Tỳ Bà trong
thơ:
Ngón buông, bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê Thường, sau thoắt Lục Yêu
Dây to nhường đổ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy
Mâm ngọc đâu bỗng nẩy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau
Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh
Đầu
thế kỷ 20, bài thơ “Tiếng Sáo Thiên
Thai” của Thế Lữ, một nhà thơ trong Tự Lực Văn Đoàn cũng làm rung động
con tim cả thế hệ. Thế Lữ đã tả âm thanh của tiếng sáo như sau:
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn...
Tiên Nga tóc xoã bên nguồn.
Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu;
Mây hồng ngừng lại sau đèo,
Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi.
Trời cao, xanh ngắt. - Ô kìa
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.
Bây
giờ xin nói về bài thơ “Tò He”
của Đặng Xuân Xuyến:
Tất
Nhiên nhà thơ không mong muốn đem sánh người thổi Tò He có nghệ thuật cao như
riếng sáo tiếng đàn trong thơ thưở xưa, hay âm thanh của nó du dương, réo rắt
như lời thơ miêu tả trong cảo thơm. Tuy vậy Đặng Xuân Xuyến đã miêu tả đến tận
cùng nội tâm của người thổi Tò He và người nghe Tò He không khác gì những nhân
vật đàn và nghe trong sự tích người xưa mà cảo thơm để lại.
Câu
đầu của bài thơ “Phút trải lòng đắng ngắt”
cho ta hiểu người thổi Tò Hè không phải để bán, đó phải là một người có tài âm
nhạc, có tâm hồn nghê sĩ và điều quan trọng là có một tâm sự sầu thương.
Âm
thanh thổi ra từ tiếng kèn Tò He không bao giờ luyến láy như kèn lá, âm điệu
ngắn hơn và khô hơn rất nhiều. Vậy nhưng người thổi đã đưa được nỗi đau của
mình vào tâm hồn tác giả, khiến cho âm thanh đã làm “Điếng lòng người lặng nghe”.
Hai
câu thơ mở đầu “Phút trải lòng đắng ngắt /
Điếng lòng người lặng nghe” không chỉ để tả tài nghệ thổi Tò He của người
thổi, mà còn gián tiếp cho ta hình ảnh đôi tri kỷ đàn và nghe âm nhạc, hiểu
nhau không khác gì Bá Nha - Tử Kỳ thuở trước.
Hai
câu thơ tiếp theo “Thương nửa đời nén
chặt / Nhốt hồn trong xác ve” cũng cố thêm lập luận họ là đôi tri kỷ thanh
âm. Con Tò He được nén thành hình con Ve, và tiếng kèn thổi qua xác ve đã làm “Điếng lòng người lặng nghe” bởi qua âm
thanh, người lắng nghe đã hiểu những gì xảy ra trong tâm hồn người đang thổi.
Dầu
người thổi và người nghe có quen nhau từ trước hay chỉ tình cờ gặp nhau, thì
qua âm thanh mà hiểu lòng nhau đều là một sự kiện thẩm âm hiếm có trên đời. Chỉ
những ai tâm hồn chung tầng số, đồng điệu thì việc ấy mới xảy ra.
Hai
câu thơ cuối “Chiều cuối ngày nắng quắt /
Dụ hồn nhập Tò He” như một tiếng than. Nhà thơ đem cảm xúc trong lòng trùm
lên vạn vật, và ngược lại, cô đọng vạn vạt quanh mình nhập vào tiếng kèn Tò Hè.
Có thể nói lúc nầy cảnh và hồn như một, trong trạng thái khó tả, bâng khuâng,
trống trải, bơ vơ và lạc lỏng!
Âm
nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả. Trong đó âm thanh mang
những tính chất tạo nên giai điệu, được biểu diễn bởi nhạc cụ, tạo ra những âm
thanh hài hòa thể hiện cảm xúc con người. Bài thơ Tò He của Đặng Xuân Xuyến
diễn đạt âm thanh phát ra từ con Tò He có xác ve, qua tài nghệ điêu luyện của
người thổi, làm cho nỗi đau của mình thấm vào lòng người thưởng thức âm thanh.
Bài thơ cũng chính là thứ âm thanh không có tiếng, không nhập âm thanh vào tai
người, nhưng nhập âm thanh vào tâm hồn người, tạo nên những cảm xúc mà lời văn
không bao giờ diễn đạt nổi.
Tôi
nghĩ ai đọc bài thơ Tò He, ai
biết bài thơ Tò He hay, thì
người đó cũng điếng lòng trước những câu thơ ngắn gọn mà đầy âm sắc bật ra từ
một tâm hồn nhốt trong xác ve! Đặng Xuân Xuyến đã thực hiện được lần hai, cho
chúng ta cảm xúc cái mà người thổi Tò He đã làm cho tác giả cảm xúc./.
*.
CHÂU THẠCH (Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét