(Làng Đá (Đỗ Hạ), Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên) |
MẠN
ĐÀM VỀ CÂU:
“TAM
NAM
BẤT PHÚ”
*
Ngạn ngữ người Việt có câu:
“Tam
nam bất phú
Tứ nữ bất bần”
Hiểu đơn giản:
Gia đình nào sinh được (chỉ) 3 người
con trai thì gia đình đó không thể giàu. Còn gia đình nào sinh được (chỉ) 4
người con gái thì gia đình đó không thể nghèo.
Lý do:
Con trai thường hay lêu lổng, không
chí thú làm ăn, cha mẹ lại phải chi phí những việc lớn cho các “quý tử” như:
Học hành, cưới vợ, làm nhà... nên tốn hết tiền bạc của cha mẹ đã kiến tạo, vì
thế mới nghèo.
Con gái thường chịu thương chịu khó,
cha mẹ không phải chi phí các việc lớn như gia đình có con trai nên tiền của
tích góp được mà trở nên giàu. (Ngày xưa con gái không được đi học, khi lấy
chồng thì cơ bản gia đình chồng lo cho đám cưới (thông qua thách cưới của họ
nhà gái)
Đấy là hiểu đơn giản là sinh nhiều
(3) con trai sẽ nghèo nhưng theo thiển nghĩ của tôi thì cổ nhân chỉ mượn câu
“tam nam bất phú” để ám chỉ điều “huyền bí và tối kỵ” của con số 3 huyền cơ
trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, nếu không đã không có câu “Tứ tử trình
làng” để nói về sự vinh hoa phú quý của một gia đình khi sinh được bốn người
con trai (?). Ngay trong câu “Tam nam bất phú / Tứ nữ bất bần” đã là một đôi
câu đối hoàn chỉnh về sự huyền bí (sinh, tử, sang, hèn...) của các con số 3 và
4 trong tín điều của người Việt. Rất tiếc, tôi mò mẫm mà đoán vậy, chứ trình độ
và sự hiểu biết của tôi chỉ a bờ tờ nên không thể hiểu để lý giải được ẩn ý của
người xưa khi nhắc tới con số 3 trong “tam nam bất phú”, vì thế mới giãi bày
lên đây để mong nhận được sự chỉ giáo quý báu của quý vị.
Trở lại với câu ngạn ngữ: Tam nam
bất phú / Tứ nữ bât bần xem thực tế (chỉ có 3 trai hoặc 4 gái) có phải vậy
không?
Thật sự rất khó đưa ra câu trả lời
vì nếp sống bao đời của người Việt về đường con cái là phải “có nếp có tẻ”,
phải có “thằng cu nối dõi” nên sẽ rất hiếm trường hợp nhà “chỉ có 3 thằng con
trai” hoặc “chỉ có 4 đứa con gái”. Vì thế , “đối tượng” tra cứu cần được mở
rộng: Nhà có 3 anh em trai + 1, 2 chị (em) gái và nhà có 4 chị em gái + 1, 2
anh (em) trai.
Vậy trong trường hợp: 3 TRAI + 1, 2
GÁI thì lời đúc kết của cổ nhân có đúng thế không?
Xin thưa: Không phải vậy! Thực tế,
nhiều gia đình sinh 3 con trai mà kinh tế (bố mẹ) vẫn thuộc diện khá giả, có
gia đình còn thuộc diện giàu “nứt đố đổ vách”, “tư sản hiện đại”. Sự giàu có đó
còn kéo dài đến tận đời con, đời cháu sau này...
Vậy nên hiểu câu: “Tam nam bất phú”
như thế nào? Theo thiển ý của người viết, chữ phú ở đây không nên hiểu theo
nghĩa chỉ sự giàu có mà hiểu theo nghĩa chỉ sự phú quý thì mới thấy được “ẩn ý”
mà cổ nhân đúc kết.
Qua kiểm chứng những gia đình có 3
anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi
thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống
- Bất hòa trong gia đình, kể cả sau
này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.
- Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người
con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ
thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa..
- Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh
em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.
Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân
đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.
Tôi đã vào google để tra cứu những
“liên quan” về câu ngạn ngữ TAM NAM BẤT PHÚ nhưng rất tiếc, kể cả làm thế nào
để cải “tam nam bất phú” cũng không tìm được nên đành mạo muội đưa ra đề xuất
như sau:
- Ba anh em trai nên sống xa nhau
(về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.
- Bố mẹ nên nhận một người con trai
làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một
anh hoặc em trai kết nghĩa.
- Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia
đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại
may mắn cho bản thân.
- Lấy đức để cải số.
Vài dòng tản mạn về câu thành ngữ:
TAM NAM BẤT PHÚ, hy vọng sẽ nhận được chỉ giáo của mọi người để câu thành ngữ
TAM NAM BẤT PHÚ không còn là nỗi ám ảnh, hãi sợ của nhân gian...
*/
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2012
ĐẶNG
XUÂN XUYẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét