(Làng Đá (Đỗ Hạ), Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên) |
HƯƠNG
QUÊ
Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm
Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm
Níu bờ sông
Ơi ời “ra ngõ mà trông”
Vi vút gió đồng...
Ngẩn ngơ
giấc mơ
Níu đôi bờ bằng dải yếm
Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm
Áo tứ thân trải lá lót nằm
Gom gió lại để chiều bớt rộng...
Thẩn thơ
Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi...
Người ơi...”
Dan díu lời thề
Ngõ quê líu quíu.
*.
Hà Nội, chiều
31.08.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VÀI CẢM NHẬN KHI
ĐỌC “HƯƠNG QUÊ”
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Thơ Đặng Xuân Xuyến thường chơi cái trò ỡm ờ. Lời ít, thấy nhiều, hiểu
rộng, suy diễn sâu xa tùy người. Do đó thơ Đặng Xuân Xuyến thường gặp phải hai
dòng cảm ứng khác nhau: người cho dở kẻ khen hay.
Đọc bài thơ này thấy ngắn quá, có cái gì cụt cụt,
thiếu thiếu làm cho ta ấm ức trong lòng. Nhưng chính cái thiếu thiếu, cụt cụt
đó làm ta cứ thòm thèm như mới ăn nửa cái bánh thì bánh có dở cũng thành ngon
mà bánh ngon cũng chưa biết hết mùi vị chính xác thế nào. Cái đó thương thì nói
nghệ thuật mà ghét thì nói xảo thuật. Nghệ thuật hay xảo thuật thì cũng là một
thành công của sự kết cấu bài thơ, của ý đồ tác giả.
Đọc bài thơ ta thấy cái dải yếm nó lớn thật, nó vắt ngang níu bờ sông, rồi
nó làm náo động cả xóm làng: Ơi ời "ra
ngõ mà trông". Sự náo động đó thật ra không phải của xóm làng đâu mà
là của chàng trai kia đến tuổi động yêu mà thôi. Cái "Hương cốm" cũng chưa chắc của nhà ai đâu. Cái hương đó có thể
tỏa ra từ dải yếm phơi bên bờ sông thơm đến độ nhà ai cũng ngửi được mà cứ
tưởng rằng của nhà bên cạnh duyềnh sang.
Cái thằng con trai cũng chết mê chết mệt. Nó ngẩn ngơ mơ giữa ban ngày thấy
sông, thấy nước, thấy gió, thấy cả trời chiều nằm trong yếm, trong tóc, trong
áo cô gái kia.
Nó ở bên này sông mà cô gái phơi yếm ở bên kia sông. Vậy mà con mắt lãng
mạn của nó thấy "níu đôi bờ bằng dải
yếm".
Rồi thì thằng con trai yêu đến độ tâm thần đi lang thang và thì thầm trong
miệng "Người ơi...Người ơi...."
Nó "dan díu" thế thì chẳng
khác chi Bùi Giáng dan díu với nàng Kim Cương xưa vậy.
Người chơi ngọc có khi chưa mang chiếc kính nhìn
ngọc thi chưa thấy hết giá trị của nó đâu. Người đọc thơ cũng vậy, nên chịu khó
nhìn thơ qua con mắt lãng mạn của mình như mang chiếc kính kia thì sẽ khám phá
được thơ hay vậy./.
*
CHÂU THẠCH
Địa
chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
Email: truongvantran@hotmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét