Ngẩng mặt lên anh
Quệt nước mắt đi anh
Dừng thôi mấy trò “con hát”
Đời vốn đủ đắng cay mặn chát
Nếm cả đi anh để thấu hiểu lẽ đời
Đừng đắp điếm nụ cười
Đừng ép niềm tin đem tráo đổi
Chẳng phải quan tham
Chẳng cố phạm sai lầm
Hà tất ngán mặt sắt đen sì xét xử
Hà tất khiếp lòng người giận dữ
Chẳng sợ làm ma trong tù
Chẳng sợ tòa tuyên án tử
Ngẩng đầu lên để không thẹn sống hèn.
Thôi nín đi mấy anh mấy chị
Thương vay khóc mướn thế đủ rồi
Bữa sáng người ta ăn
Bằng cả tháng nhà đông con không
cần chi tiêu tằn tiện
Chai rượu người ta uống
Hơn tháng đẫm lưng mồ hôi đám người lao động
Người ta ở nhà lầu
Người ta đi xe hơi
Con cái ngông nghênh tiêu tiền chẳng phải nghĩ
Tiền ở đâu ra
Của ông của cha
Hay thiên hạ xót nghèo đã nhón tay “lại quả”.
Đúng sai đã có quan tòa
Anh hãy ngẩng cao đầu
Thử một lần làm đấng trượng phu
Và đám mấy người kia
Đâu cần rủ nhau khóc mướn.
*
Hà Nội, sáng 16 tháng
01.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VÀI NHẬN XÉT VỀ BÀI
THƠ "G ÁNH HÁT" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Cám ơn Đặng Xuân Xuyến
đã gởi cho tôi đọc bài thơ GÁNH HÁT.
Sau đây là vài nhận xét
xổi.
Những cái dở:
1/ Tứ qua Ý không
đủ dữ kiện để liên tưởng. Tôi có thể đoán Đặng Xuân Xuyến đang muốn nói đến ai.
Chỉ đoán. Chưa chắc đã đúng. Nhiều người đọc khác mù tịt.
2/ Giọng điệu kẻ cả,
thường không nhận được thiện cảm của người đọc.
3/ “Đúng sai đã có quan tòa”: Nói như thế không thuyết phục. Công lý
của những cuộc xử án ở Việt Nam hơi bị “thiếu niềm tin”.
4/ Thế trận của bài thơ không chặt chẽ. Một
đôi chỗ hở sườn.
5/ Cái tựa không hay.
Đoạn kết chưa đắt, ấn tượng không sâu.
Những cái hay của bài thơ:
1/ Hình thức thơ: Phóng khoáng tự do.
Có được cái nhìn và thói quen như thế không phải dễ. Rất nhiều nhà thơ tiếng
tăm vẫn bị trói buộc bởi thể thơ, vẫn chấp nhận trói tay chui vào trong cũi.
Cũi xấu, cũi đẹp, cũi cũ, cũi mới cũng đều là CŨI.
2/ Vần thoang thoảng vừa độ - không quá
ngọt như các thể thơ truyền thống, không khô cứng như thơ tự do (không vần).
3/ Thơ nhất khí liền mạch, không có những
bảng Stop làm khựng dòng chảy của tứ thơ.
4/ Ngôn ngữ, hình tượng là thế mạnh
của Đặng Xuân Xuyến. Nó hỗ trợ rất nhiều cho việc chuyển tải tứ thơ.
5/ Cảm xúc tầng 3 - thứ cảm xúc tươi mát
nhất, cao cấp nhất có xuất hiện nhờ tác giả viết trong lúc cao hứng. Nhưng
những khiếm khuyết về thế trận đã trì kéo không cho cảm xúc đó lớn mạnh hơn.
Tóm lại bài thơ chỉ ở mức trung bình nhưng
tôi thấy tác giả thủ đắc một số kỹ năng rất quan trọng, đặc biệt làm thơ lúc có
hứng - truyền được cảm xúc tầng 3 vào thơ. Nếu giải quyết được những khuyết
điểm ở trên, chọn được tứ thơ hay thơ Đặng Xuân Xuyến có nhiều cơ hội đi tới
bến.
*
League City, 17 tháng 01.2018
PHẠM ĐỨC NHÌ
Email: nhidpham@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét