Tôi đắm hồn tôi nơi bến vắng
Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông
Thầm thĩ với người từng vun mộng
Trăng kia bến cũ có thay dòng?
Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ xuống
Môi kề môi ấy có lạ không?
Và đã khi nào mỏi mòn trông
Héo hắt than hoa lạc cuối dòng?
Có còn đứng đợi chờ trăng xuống
Mơ dạo cùng ai cõi phiêu bồng...?
Tôi biết, nhưng thôi, chỉ rầu lòng
Ái tình cố níu cũng bằng không
Lòng người còn thẳm hơn sông rộng
Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.
*.
Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016
Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
ĐỌC BÀI THƠ “LỠ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
May thay tác giả bài thơ
“Lỡ” được sinh ra ở thời đại những làng quê Việt Nam còn nhiều mơ mộng, còn có
những bến đò gợi niềm cách trở cho kẻ ở người đi. Phương tiện để nối lại đôi bờ
chỉ là những con đò tay người chèo lái… Cuộc sống chậm đến nỗi “Chỉ lỡ nhịp
chèo” mà nhiều khi tình duyên lỡ dở, biệt ly, để bây giờ làng quê, thành thị
nối liền nhau, qua sông đã có những cây cầu vững chãi vươn thẳng nhịp nối đôi
bờ cho những dòng người, dòng xe lăn bánh bon bon, chớp mắt đã được cầm tay, đã
được kề tựa bên nhau không còn phải phấp phỏng ngóng chờ mà tác giả vẫn có được
những câu thơ trở về trong mộng:
Tôi đắm hồn tôi nơi bến
vắng
Thấy lại cả vầng trăng
“say lướt khướt rớt đáy sông” vì hồn người lúc ấy đắm say “thầm thì với người
từng vun mộng”. Bây giờ lấy vợ, cưới chồng tuy thủ tục rườm rà nhưng có lẽ
người ta đã mơ ước khác xưa, ước muốn khác xưa. Có đôi lứa nào đến với nhau:
“Thầm thĩ với người từng vun mộng”. Cái thực bây giờ đã thay cái mộng. Còn đôi
lứa nào giờ yêu nhau như câu thơ Xuân Diệu từng gợi lên vẻ đẹp tình yêu sống
mãi muôn đời: “Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”. Yêu mà không nói được vì sao
tôi yêu em. Vì sao em yêu tôi, thời nay chắc không còn nữa. Khi viết câu thơ
“Trăng kia bến cũ có thay dòng” hẳn tác giả là người có tình yêu bền chặt. Đời
thật tất cả đã đổi thay. Sông, người ta đắp đập, chặt khúc làm thủy điện. Bây
giờ còn ai ngẩn ngơ “Cầm tay đi dạo dưới trăng vàng”. Chưa kể thứ tình yêu thác
loạn nơi đèn màu, nhạc Rốc nơi phố thị, vầng trăng quê đã bị bỏ rơi từ đã lâu
rồi như câu thơ một nhà thơ viết thời đương đại:
Trăng đã mất từ khi Hàn
đi mất
Trăng còn đây chỉ là bản
photo
Hàn là thi sĩ Hàn Mặc
Tử, thi sĩ sống cùng trăng, sống với trăng bây giờ không còn. Vầng trăng ta
thấy đây chỉ là “vầng trăng photo” giống hệt vầng trăng muôn xưa, nhưng không
phải, bởi còn đâu thứ tình yêu thật sự trong lành để nuôi sống mơ mộng cho
trăng…
Nhưng nghĩ lại, giữa đời
sống bẩy tỷ người trên trái đất, chỉ có một vành trăng mơ mộng mà thôi, ai còn
có nó, giữa bao bậm trợn, ham hố, thèm muốn ở đời, tác giả là một con người
hạnh phúc, vẫn sống với vầng trăng đẹp để mơ chung thủy với người không chung
thủy với mình. Hơn hết để còn những câu thơ như “kẻ tâm thần không chịu tỉnh”
như thế này:
Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ
xuống
Môi kề môi ấy có lạ
không?
Bài thơ “Lỡ” sẽ đem đến
cho ai chịu thiệt thòi lỡ dở, thứ hạnh phúc suốt đời vẫn có một tình yêu tươi
đẹp, sáng trong.
*.
CHỬ VĂN
LONG
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Email: haicv08@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét